Giới thiệu trung tâm sửa chữa tháp giải nhiệt tại Thái Nguyên
Bạn đang có nhu cầu sửa chữa tháp giải nhiệt tại Thái Nguyên nhưng chưa có kiến thức về thiết bị này? Khai Phong sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản về thiết bị này cũng như các yêu cầu cơ bản của dịch vụ này.
Tháp giải nhiệt là gì?
Tháp giải nhiệt thường được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như tháp làm mát, tháp tản nhiệt, tháp giải nhiệt nước,…. Đây là thiết bị trao đổi giữa nước và luồng không khí. Thông thường được sử dụng để làm giảm nhiệt độ của dòng nước đầu vào bằng cách xé tơi nhỏ dòng nước cho chảy ngược chiều qua những luồng không khí môi trường. Tháp giải nhiệt là giải pháp làm mát hiệu quả ít tốn điện năng nhất tại các xưởng sản xuất công nghiệp hiện nay. Sau khi nhiệt lượng của nước được luồng không khí len lỏi hấp thụ và thải ra bên ngoài, lượng nước thu được bên trong tháp được hạ nhiệt đáng kể. Sau đó sẽ được thu lại và dẫn qua hệ thống đường ống tuần hoàn lại để làm mát thiết bị, máy móc hay không khí đầu vào tại các phân xưởng sản xuất.
Tháp giải nhiệt có các dạng nào?
Phân loại dựa theo cơ chế tuần hoàn
+Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín: Là loại tháp làm mát không loại bỏ nước sau khi hạ nhiệt mà giữ lại một lượng cố định ở bên trong đường ống. +Tháp tản nhiệt tuần hoàn hở: Nước tuần hoàn bên trong tháp bị hao hụt do bay hơi và được cấp bù bằng một lượng tương đương nên chất lượng làm mát cũng thay đổi thường xuyên. Do đó cần phải thường xuyên theo dõi, vệ sinh tháp giải nhiệt nước. +Tháp giải nhiệt nước không tuần hoàn: Là dòng tháp không có khả năng tái sử dụng nước nên bạn có thể sử dụng nước ở ao, hồ… để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nguồn nước này lại chứa nhiều cặn bẩn, nên bạn cần phải xử lý nguồn nước kỹ càng trước khi đưa vào bên trong tháp hạ nhiệt.
Phân loại dựa theo nguyên lý làm việc
+Tháp tản nhiệt nước đối lưu cơ học: Thiết bị sử dụng quạt lớn để hút khí cưỡng bức trong nước lưu thông, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa nước và không khí; tỷ lệ giải nhiệt của tháp tản nhiệt phụ thuộc vào đường kính, tốc độ của quạt và đệm trợ lực của hệ thống. Đây là loại tháp giải nhiệt được ứng dụng nhiệu nhất trong các nhà máy, xưởng sản xuất công nghiệp. +Tháp giải nhiệt nước đối lưu tự nhiên: Thiết bị sử dụng sự chênh lệch nhiệt độ với không khí bên ngoài, bên trong để làm mát nước. Khi làm việc, khí nước nóng trong tháp sẽ bay lên trên, khí mát bên ngoài sẽ đi vào đáy để làm mát nước. Dòng tháp giải nhiệt nước này được làm từ bê tông, cao 200 mét nên thường được sử dụng trong các nhà máy có nhu cầu giải nhiệt cao. Như các nhà máy điện hạt nhân.
Cấu tạo của tháp giải nhiệt.
Trong bài viết sửa chữa tháp giải nhiệt tại Thái Nguyên này chúng tôi chỉ để cập đến lĩnh vực phổ thông. Về cấu tạo chúng bao gồm cơ bản như sau:
+Vỏ tháp:
Được làm từ sợi thủy tinh, nhựa chịu nắng mưa,…Nên có khả năng chống ăn mòn cực tốt, chịu nhiệt và chịu lực cao. Lớp vỏ bên ngoài của tháp hạ nhiệt còn có thể chống được tia cực tím với độ trơn bóng lớn.
+Cánh quạt:
Thường được gia công bằng nhựa hoặc hợp kim nhôm, inox không rỉ với khối lượng nhẹ, nên quá trình quay dễ dàng và tạo ra lực gió lớn. Người dùng có thể điều chỉnh tốc độ của cánh quạt dựa theo nhu cầu sử dụng.
+Tấm tản nhiệt:
Thiết kế theo hình gợn sóng tăng thời gian tiếp xúc với không khí và giữ cho nước không theo không khí bay lên. Ngoài ra còn phân chia nước đều hơn, tăng đảm bảo hiệu quả giải nhiệt.
+Động cơ quạt:
Động cơ quạt được đặt trên đỉnh của tháp giải nhiệt có chức năng tạo ra luồng gió từ dưới lên trên. Thông thường động cơ này thường làm kín chịu mưa, nắng, ẩm ướt và chống rỉ tốt. Động cơ thường có tốc độ quay chậm từ 700v/ph đến 1500v/ph có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây đai hoặc hộp giảm tốc.
+Bộ chia nước:
Gồm có vòi phun và ống chia nước. Đầu phun được thiết kế quay cùng với chiều của kim đồng hồ, lực đẩy nước từ 2 – 23 vòng/phút.
+Thiết bị giảm âm:
Thực hiện nhiệm vụ làm giảm tiếng ồn của tiếng nước nhỏ giọt trong quá trình vận hành.
+Bể chứa nước sau giải nhiệt(gọi là Đế tháp):
Được lắp đặt ở phía đáy của tháp giải nhiệt, khi dòng nước được hạ nhiệt sẽ rơi xuống bể chứa. Sau đó tiếp tục cung cấp nước cho chu trình làm mát tuần hoàn tiếp theo.
Cấu tạo của tháp giải nhiệt
Nội dung sửa chữa tháp giải nhiệt tại Thái Nguyên
Qua quá trình thực hiện sửa chữa tháp giải nhiệt tại Thái Nguyên chúng tôi thường gặp các lỗi hỏng hóc cơ bản như sau: +Sửa chữa hệ thống quạt: Động cơ, cánh, gối đỡ, hộp giảm tốc,… +Sửa chữa hệ thống máy bơm nước tuần hoàn. +Tẩy cặn hệ thống. +Vệ sinh hoặc thay tấm tản nhiệt. +Sửa chữa hệ thống phun nước +Sửa chữa khung bệ, giá,… +Sửa chữa hệ thống điện ,….
Hình ảnh Sửa chữa tháp giải nhiệt tại Thái Nguyên
Nên chọn nhà thầu sửa chữa tháp giải nhiệt tại Thái Nguyên như thế nào?
Tháp giải nhiệt tuy cồng kềnh nhưng nó lại có cấu tạo khá đơn giản. Do đặc thù làm việc trong môi trường khắc nghiệt nóng ẩm ướt đan xen. Nên các chi tiết rất nhanh bị hư hỏng, rỉ sét, cáu cặn,... Để có thể nâng cao tuổi thọ cũng như duy trì hoạt động ổn định của thiết bị, chúng ta cần bảo dưỡng định kỳ. Khi xảy ra các sự cố/hỏng hóc của thiết bị quý khách hàng nên gọi cho nhà thầu thi công chuyên nghiệp, tránh can thiệp không đúng kỹ thuật gây hỏng hóc nặng thêm.Vấn đề là chọn lựa nhà thầu như thế nào? Một nhà thầu chuyên nghiệp phải đảm bảo các tiêu chí: +Hiểu rõ về cấu tạo và nguyên lý của thiết bị; +Có kinh nghiệm lâu năm trong việc sửa chữa các lỗi/ sự cố của tháp giải nhiệt; +Sử dụng vật tư phù hợp, đạt tiêu chuẩn, độ bền cao +Động tác thuần thục, tác phong chuyên nghiệp, xử lý nhanh chóng; + ..v.v. Là đơn vị chuyên về máy lạnh công nghiệp chúng tôi hoàn toàn đáp ứng các công việc sửa chữa tháp giải nhiệt tại Thái Nguyên cho các khách hàng. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng lựa chọn dịch vụ của chúng tôi.
Hình ảnh 2: sửa chữa tháp giải nhiệt tại Thái Nguyên